Công Nghệ Gắn Âm Chậu Rửa Chén Liền Khối, Không Thấy Mối Nối

Không chỉ dẫn đầu tại Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất mặt đá bếp và chậu rửa từ đá cẩm thạch nhân tạo BMC, Yoshimoto còn nổi bật với các công nghệ gia công tiên tiến. Đặc biệt, công nghệ gắn âm chậu rửa chén liền khối không mối nối vào mặt đá bếp là điểm nhấn đáng chú ý. Hãy cùng khám phá sự khác biệt vượt trội của công nghệ này, với mối nối có khả năng chịu tải lên đến 200kg.
2024-12-10NEW !
Ảnh: Chậu rửa chén HS950 được gắn âm liền khối vào mặt đá cẩm thạch nhân tạo BMC

>> Tham khảo bài viết giới thiệu công nghệ gia công chậu rửa chén liền khối của Yoshimoto trên báo Dân Trí tại đây.

Công nghệ gắn âm chậu rửa chén, liền khối, không mối nối của Yoshimoto

Yoshimoto sở hữu công nghệ gia công gắn âm chậu rửa chén liền khối, không mối nối vào mặt đá bếp cẩm thạch nhân tạo BMCUltra Surface. Công nghệ gắn âm này không sử dụng keo silicon và được tiến hành ngay tại các nhà máy đối tác của chúng tôi ở Việt Nam với thời gian giao hàng chỉ vài ngày.

Yoshimoto không sử dụng keo silicon mà sử dụng hệ keo chuyên dụng riêng nên loại bỏ các vấn đề về nấm mốc, vết bẩn bám dính và rò rỉ nước của keo silicon sau một thời gian sử dụng. Chậu được gắn âm liền khối với mặt đá từ ngay trong nhà máy ở Việt Nam chứ không phải tại công trình, sử dụng hệ thống máy móc hiện đại nên chất lượng đồng nhất, không gây ồn và bụi bặm.

Đặc biệt, tay nghề người thợ và chất lượng thi công được kiểm duyệt kỹ lưỡng ở từng khâu trong quy trình sản xuất trước khi xuất kho nên dễ quản lý chất lượng và các mối nối sắc nét, tinh tế và có tính thẩm mỹ cao.

Một vấn đề chất lượng quan trọng của gia công gắn âm chậu là khả năng chịu tải của chậu sau khi gắn. Bằng cách sử dụng hệ keo riêng, kết hợp với hệ thống kim cụ cố định, mối nối của Yoshimoto có khả năng chịu tải trọng lên đến 200kg. Do đó người dùng có thể an tâm sử dụng sản phẩm trong thời gian dài.

Công nghệ gia công độc quyền này của Yoshimoto mang đến vẻ đẹp hoàn mỹ, chất lượng vượt trội và tiện ích tối đa cho không gian bếp. Từ đó, Yoshimoto góp phần tạo ra một chuẩn mực về chất lượng gia công mới cho ngành hàng bếp tại thị trường Việt Nam.

Ảnh: chậu HS950 được gắn âm liền khối với mặt đá bếp Ultra Surface
Ảnh: chậu HS810 được gắn âm liền khối với mặt đá cẩm thạch nhân tạo BMC

Tại sao không nên cắt mặt đá, gắn chậu rửa chén bằng keo silicon

Chậu rửa chén tại Việt Nam thường được gắn âm hoặc gắn dương vào mặt đá bếp tại công trình bằng keo silicone để cố định và chống thấm. Trong đó, nhờ ưu điểm dễ lau chùi vết bẩn từ mặt bàn xuống chậu rửa chén, gắn chậu âm là phương án tối ưu được nhiều người lựa chọn so với phương án gắn chậu dương. Hiện tại, để gắn chậu âm, thợ đá thường cắt lỗ chậu tại công trình, gắn âm chậu sử dụng keo silicon để cố định và chống thấm.

Cách làm này nhanh và đơn giản nhưng có nhiều hạn chế về chất lượng và thẩm mỹ. Lớp silicon sau một thời gian sử dụng dễ bị bám bẩn, nấm mốc phát triển gây mất thẩm mỹ và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình. Đặc biệt, lớp keo này dễ lão hóa, bong tróc nên nước bị rò rỉ, làm hư hỏng hệ tủ gỗ bên dưới.

Ngoài ra, chất lượng thi công phụ thuộc nhiều vào tay nghề của thợ đá. Nếu tay nghề của thợ không vững, các vấn đề như cắt đá không thẳng, cắt góc bo không mượt, vỡ mặt đá, mẻ cạnh đá hoặc chậu không dính chặt vào mặt đá thường xảy ra. Bên cạnh đó, cắt đá và gắn âm tại công trình thường gây tiếng ồn và bụi bặm. Với các công trình lớn vài chục đến hàng trăm căn, chất lượng thi công mỗi căn thường không đồng nhất, tốn chi phí và thời gian để quản lý, kiểm nghiệm.

Những vấn đề này đặt ra nhu cầu cấp thiết về một giải pháp thi công gắn âm chậu tốt hơn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và thẩm mỹ của người tiêu dùng Việt. Hãy liên hệ tới chúng tôi hoặc đối tác chiến lược của Yoshimoto tại Việt Nam để được tư vấn cụ thể hơn về sản phẩm.

Chia sẻ bài viết

Tuấn Anh
About the author

Tuấn Anh là chuyên gia về các giải pháp nội thất bếp và phòng tắm từ Nhật Bản. Ông hiện đang làm việc tại Nhật Bản và phụ trách mảng kinh doanh quốc tế của tập đoàn Yoshimoto ở Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Hong Kong và các nước khác. Ông tốt nghiệp ngành kỹ sư hóa tại Đại học Bách Khoa TP.HCM và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Doshisha, Nhật Bản. Với kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản, Tuấn Anh am hiểu về công nghệ vật liệu, thiết kế, gia công nội thất, cũng như sự khác biệt về văn hóa tiêu dùng giữa các quốc gia.