Các Mẫu Chậu Lavabo Rửa Tay Phù Hợp Cho Mọi Lứa Tuổi Của YOSHIMOTO

YOSHIMOTO cung cấp một số mẫu chậu rửa tay nhỏ gọn, đơn giản nhưng tinh tế và dễ dàng sử dụng cho mọi lứa tuổi.
2024-07-29
Ảnh: chậu rửa tay OP2230

Chậu lavabo rửa tay là gì và văn hóa dùng chậu lavabo rửa tay của người Nhật.

Chậu lavabo rửa tay là một thiết bị vệ sinh được lắp đặt trong phòng tắm hoặc nhà vệ sinh, dùng để rửa tay và thực hiện các hoạt động vệ sinh cá nhân khác. Chậu thường có hình dáng tròn, bầu dục hoặc chữ nhật với thiết kế nhỏ gọn, tối giản và thuận tiện sử dụng.

Văn hóa dùng chậu lavabo rửa tay của người Nhật

Sự sạch sẽ và tinh tế: Người Nhật rất coi trọng sự sạch sẽ và vệ sinh cá nhân. Họ thường rửa tay rất kỹ trước khi ăn, sau khi sử dụng nhà vệ sinh và khi trở về nhà. Điều này phản ánh một phần của triết lý sống “Mottainai” (không lãng phí) và “Kirei” (sạch sẽ).

Chậu rửa tay công cộng: Ở Nhật Bản, bạn sẽ thấy nhiều chậu rửa tay công cộng ở các khu vực như nhà ga, công viên và các trung tâm mua sắm. Người Nhật luôn tuân thủ việc rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng, và các cơ sở này thường được duy trì sạch sẽ và tiện nghi.

Công nghệ tiên tiến: Chậu lavabo ở Nhật thường được trang bị cùng vòi nước cảm biến tự động để nước chảy khi đặt tay dưới vòi và ngừng khi rút tay ra. Điều này không chỉ tiết kiệm nước mà còn đảm bảo vệ sinh tốt hơn.

Nguyên tắc xã hội: Rửa tay được coi là một hành động cần thiết và quan trọng, không chỉ để giữ gìn vệ sinh cá nhân mà còn để tôn trọng người khác. Người Nhật tin rằng giữ gìn vệ sinh cá nhân sẽ giúp giảm thiểu việc lây lan bệnh tật và tạo ra một môi trường sống lành mạnh hơn.

Giáo dục và thói quen: Việc rửa tay được giáo dục từ khi còn nhỏ trong gia đình và trường học. Trẻ em Nhật Bản thường được hướng dẫn cách rửa tay đúng cách và nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Việc duy trì văn hóa rửa tay sạch sẽ không chỉ là một phần của cuộc sống hàng ngày ở Nhật Bản mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với bản thân và cộng đồng.

Các mẫu chậu lavabo rửa tay với thiết kế độc đáo của YOSHIMOTO

EM3737

Chậu rửa tay hình vuông độc đáo, thiết kế đẹp mắt từ mọi góc nhìn với chức năng ưu việt. Kích thước rộng rãi, giúp việc rửa tay dễ dàng và tiện lợi. Chậu có thể được lắp đặt trên mặt kệ hoặc gắn trực tiếp lên giá đỡ một cách dễ dàng, mang lại sự linh hoạt trong việc lựa chọn vị trí sử dụng.

■Khối lượng: 2.7KG

■Kích thước sản phẩm: W375 x D375 x H110.5 mm

■Phù hợp với mặt bàn có độ sâu D300mm~450mm

Hình ảnh chậu EM3737 trong một số không gian nội thất khác nhau.

OP2230

Chậu có thiết kế tròn mềm mại và độ sâu phù hợp để rửa tay thoải mái với cấu trúc thuận tiện cho việc thoát nước và vệ sinh. Chậu đã được sử dụng trong dự án của chuỗi khách sạn cao cấp nổi tiếng thế giới, nhờ vào sự đánh giá cao về mặt thẩm mỹ, tính năng và vật liệu ưu việt.

■Khối lượng: 1.53KG

■Kích thước sản phẩm: W300 x D220 x H102 mm

■Phù hợp với mặt bàn có độ sâu D300mm~450mm.

TO2036

Chậu có thể sử dụng được trong không gian nhà vệ sinh nhỏ hẹp của các căn hộ thông thường. Chậu được thiết kế tỉ mỉ để làm cho hành động rửa tay trở nên tinh tế hơn. Hình dạng vuông sắc nét vẫn đang được ưa chuộng suốt nhiều năm qua.

■Khối lượng: 2.3KG

■Kích thước sản phẩm: W360 x D200 x H110 mm

■Chậu có thể được lắp trên mặt bàn có độ sâu nhỏ nhất là 115mm, nhưng kích thước lỗ cắt của chậu là 200mm x 240mm cho không gian sử dụng rộng rãi.

HV3244

Thiết kế của chậu vừa đem lại cảm giác sắc nét nhờ đường viền mỏng, vừa tạo cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái nhờ sự tối giản và màu trắng mờ hiện đại. Châu phù hợp để đặt trong phòng ngủ hoặc phòng vệ sinh tầng hai để rửa tay.

■Khối lượng: 2.75KG

■Kích thước sản phẩm: W440 x D322 x H126.5 mm

■Phù hợp với mặt bàn có độ sâu tổi thiểu D450mm.

Hình ảnh chậu HV3244 trong 1 số không gian vệ sinh

Vật liệu chậu lavabo rửa tay YOSHIMOTO

BMC (Bulk Molding Compound) là một loại vật liệu dùng để ép tạo hình các sản phẩm khác nhau. Nguyên liệu đầu vào chủ yếu là các polymer chuyên dụng để tạo ma trận vật liệu, khoáng tự nhiên và sợi thủy tinh gia cường được khuấy trộn theo quy trình công nghệ của YOSHIMOTO. Sau đó, vật liệu sẽ được ép ở nhiệt độ và áp suất cao để tạo ra các sản phẩm với hình dáng và kích thước khác nhau. Đặc tính nổi bật của BMC là khả năng tùy chỉnh công thức để đáp ứng yêu cầu về khả năng tạo hình và tính năng cần thiết của vật liệu cho từng ứng dụng cụ thể.

Tại Nhật Bản, 80% các dòng chậu rửa mặt được làm bằng các loại vật liệu tổng hợp như BMC, chậu sứ chỉ chiểm khoảng 20% thị phần. Một trong những ưu điểm nổi bật của BMC so với chậu sứ là khả năng chống vỡ gấp nhiều lần. Khả năng chống va đập vượt trội cho phép tạo ra các dòng chậu dài tới 1900 mà không sợ bị vỡ trong quá trình vận chuyển, thi công và sử dụng. Ngoài ra nó cũng cho phép tạo ra các đường viền sắc nét, mỏng tinh tế mà không bị vỡ nên sản phẩm tinh tế, cá tính và có tính tối giản hơn.

 Đá cẩm thạch nhân tạo BMC là vật liệu được tin dùng nhiều nhất đã được YOSHIMOTO nghiên cứu, sản xuất và phát triển lên quy mô công nghiệp từ khoảng 40 năm trước. Sản phẩm được tạo hình ở nhiệt độ và áp suất cao nên tính năng và chất lượng hoàn toàn khác biệt so với các loại đá cẩm thạch nhân tạo khác. Các thành phần vật liệu được liên kết chặt chẽ với nhau, giúp vật liệu có khả năng chịu nhiệt, chống va đập, chống bám bẩn…vượt trội. Do đó, đá cẩm thạch nhân tạo BMC chiếm được lòng tin của các chủ đầu tư, nhà phát triển bất động sản, công ty bếp hàng đầu tại Nhật Bản.

Trong bối cảnh các chất khử khuẩn có cồn được sử dụng rộng rãi do đại dịch Covid-19, đá cẩm thạch nhân tạo BMC càng cho thấy khả năng kháng hóa chất ưu việt khi không dễ dàng bị ăn mòn, đổi màu hay biến chất, như các loại đá nhân tạo khác, do đó được sử dụng ngày càng nhiều trong các công trình công cộng và khách sạn lớn.

 

Chia sẻ bài viết

Tuấn Anh
About the author

Tuấn Anh là chuyên gia về các giải pháp nội thất bếp và phòng tắm từ Nhật Bản. Ông hiện đang làm việc tại Nhật Bản và phụ trách mảng kinh doanh quốc tế của tập đoàn Yoshimoto ở Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Hong Kong và các nước khác. Ông tốt nghiệp ngành kỹ sư hóa tại Đại học Bách Khoa TP.HCM và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Doshisha, Nhật Bản. Với kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản, Tuấn Anh am hiểu về công nghệ vật liệu, thiết kế, gia công nội thất, cũng như sự khác biệt về văn hóa tiêu dùng giữa các quốc gia.