Sử Dụng Và Vệ Sinh Chậu Rửa Chén Crystal Surface

Chậu rửa chén đá YOSHIMOTO được làm từ vật liệu ưu việt Crystal Surface. Tuy nhiên người dùng nên thường xuyên vệ sinh sản phẩm đúng cách để yên tâm sử dụng lâu dài.
2024-07-09

Chậu rửa chén đá của YOSHIMOTO được làm từ vật liệu CRYSTAL SURFACE có khả năng chống ố, chống trầy xước, chống va đập, chịu nhiệt… ưu việt. Tuy nhiên, để đảm bảo sản phẩm giữ được trạng thái trắng sạch lâu dài, người dùng nên thường xuyên vệ sinh hàng ngày và đúng cách theo các hướng dẫn sau. Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo chi tiết  tại ”TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HS01-2301 – CHẬU RỬA CHÉN CRYSTAL SURFACE”.

Dụng cụ vệ sinh chậu rửa chén

Vải mềm (Như vải dùng để lau mắt kính Miếng bọt biển rửa chén
(phần mút xốp urethane)
Miếng xốp rửa chén bọc lưới Miếng rửa chén Nylon (Loại không có hạt ma sát) Miếng rửa chén Nylon (Loại có hạt ma sát) Miếng xốp lau chùi Melamine Bùi nhùi kim loại

◎ Có thể sử dụng

▲ Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết

☒ Không nên sử dụng vì có nguy cơ làm trầy xước bề mặt

Chất tẩy rửa khi vệ sinh chậu rửa chén

Nước rửa chén Nước tẩy rửa nhà bếp Chất tẩy rửa gia dụng Kem tẩy đa năng Bột tẩy rửa đa năng
Tính axit yếu ~ tính kiềm yếu Tính kiềm yếu Trung tính ~ tính kiềm yếu Tính kiềm yếu Tính kiềm yếu
Giúp loại bỏ vết bẩn Giúp loại bỏ dầu, mỡ, cặn bã, diệt khuẩn, khử mùi hôi Giúp loại bỏ vết bẩn, diệt khuẩn Giúp loại bỏ vết bẩn bám lâu ngày, dầu mỡ, cặn bã. Giúp loại bỏ vết bẩn cứng đầu, dầu mỡ
Sử dụng cho vết bẩn có thể rửa sạch bằng nước. Sản phẩm có tính axit yếu làm sạch vết nước cứng. Chú ý lau lại bằng khăn ướt. Sử dụng để vệ sinh các khu vực không thể làm sạch bằng nước. Chú ý lau lại bằng khăn ướt. Có thể sử dụng hàng ngày để vệ sinh trên nhiều đồ dùng khác nhau. Kem tẩy có chứa hạt ma sát giúp loại bỏ vết bẩn. Bột tẩy có chứa hạt ma sát thô hơn kem tẩy, giúp loại bỏ các vết bẩn bằng lực mài mòn mạnh.

◎ Có thể sử dụng

▲ Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết

☒ Không nên sử dụng. Nếu chất tẩy rửa có hạt ma sát bám dính và khô đi sẽ để lại vết trắng trên bề mặt, có nguy cơ không vệ sinh được. Vui lòng lau sạch ngay bằng nước khi bị bám vào.

Phương pháp vệ sinh và bảo dưỡng chậu rửa chén

Nguyên tắc chung: thực hiện 2 bước vệ sinh cơ bản sau để duy trì chất lượng cùng vẻ đẹp của sản phẩm.

Ngoài ra, khi sản phẩm bị vấy bẩn hoặc trầy xước, tùy theo mức độ, hãy thực hiện theo các phương pháp vệ sinh sau:

Đối với sản phẩm chậu rửa chén

Mức độ bị ố/trầy xước Phương pháp vệ sinh
Vệ sinh hàng ngày
  1. Sử dụng miếng vải mềm, ướt kết hợp với chất tẩy rửa để lau sạch vết bẩn.
  2. Lau khô lại bề mặt bằng miếng vải mềm.
    Chú ý:
    ‣ Các vết bẩn để lâu có thể trở thành vết bẩn cứng đầu.
    ‣ Hãy thường xuyên vệ sinh sạch sẽ sản phẩm.
Vết bẩn cứng đầu
  1. Sử dụng vải mềm hoặc miếng rửa chén bọt biển kết hợp với chất tẩy rửa có độ pH trung tính (nước tẩy rửa nhà bếp) để lau sạch vết bẩn.
  2. Nếu bước 1 chưa hiệu quả, chà nhẹ vị trí bám bẩn bằng miếng rửa chén nylon (loại không có hạt ma sát). ※Không chà mạnh để tránh làm ảnh hưởng đến độ bóng của sản phẩm.
  3. Nếu không còn lựa chọn nào khác, sử dụng miếng rửa chén nylon (loại không có hạt ma sát) kết hợp kem tẩy rửa đa năng tiếp tục chà nhẹ cả vị trí bám bẩm và khu vực xung quanh. (Không chà mạnh chỉ một vị trí để tránh gây ra sự khác biệt về độ bóng).
    Chú ý: Sau mỗi bước, sử dụng miếng vải mềm, ướt để loại bỏ hoàn toàn chất tẩy rửa rồi lau khô bằng miếng vải mềm sạch.
    Vết trầy xước nhỏ
    1. Sử dụng miếng rửa chén nylon loại không có hạt ma sát, kết hợp kem tẩy rửa đa năng để chà nhẹ cả vị trí bám bẩm và khu vực xung quanh. (Không chà mạnh chỉ một vị trí để tránh gây ra sự khác biệt về độ bóng).
    2. Sử dụng miếng vải mềm, ướt để loại bỏ hoàn toàn chất tẩy rửa rồi lau khô bằng miếng vải mềm sạch.
    Vết trầy xước sâu Nếu xuất hiện vết xước, vết nứt sâu, liên hệ đến đại lý bán sản phẩm để được hỗ trợ sửa chữa. Có khả năng không sửa chữa được tùy thuộc vào mức độ của vết xước, vết nứt.
    Vết bẩn có tính dầu Đối với các vết bẩn có tính dầu như bút lông dầu, nước sơn móng tay, hoen ố do thuốc lá…, sử dụng khăn giấy hoặc gạc có thấm một lượng vừa đủ acetone, nước rửa sơn móng tay hoặc cồn để lau sạch vết bẩn.
    Chú ý: Sau cùng, sử dụng miếng vải mềm, ướt lau sạch hoàn toàn chất tẩy rửa, sau đó lau khô lại bề mặt bằng miếng vải mềm.

    Đối với sản phẩm bộ xi phông

    Tần suất vệ sinh Phương pháp vệ sinh
    Tuân thủ, chú ý
    1. Thường xuyên vệ sinh rổ lọc rác inox.
      Nguy cơ sinh ra nấm mốc, chất nhờn, dẫn tới thoát nước kém nếu không vệ sinh thường xuyên.
    2. Không sử dụng các chất tẩy rửa có tính axit hoặc tính kiềm cao, thuốc tẩy chứa gốc clo, chất tẩy trắng, chất tẩy nhờn.
      Các bộ phận làm từ cao su hoặc kim loại như thép không rỉ có nguy cơ bị ăn mòn và hư hỏng.
    Vệ sinh hàng tuần
    1. Lấy nắp đậy bộ xi phông và rổ lọc rác inox ra.
    2. NếuTích nước ấm pha loãng với chất tẩy rửa trong chậu rửa rau hoặc nồi to, sau đó xả hết đi.
    3. Rửa sạch chậu rửa với nước để không còn lưu lại chất tẩy rửa.
      Vệ sinh hàng tháng
      1. Sử dụng chất tẩy rửa đường ống để vệ sinh. (Lưu ý: trong quá trình sử dụng hàng
        ngày, không để vết bẩn đọng lại quá lâu trong ống thoát nước để tránh nguy cơ phát
        sinh mùi hôi, tắc nghẽn.)
      2. Lấy nắp đậy bộ xi phông và rổ lọc rác inox ra.
      3. Sau khi vệ sinh bằng chất tẩy rửa đường ống, xả nước rửa sạch chậu rửa.
      Vệ sinh khi có vết bẩn
      1. Sử dụng miếng rửa chén bọt biển kết hợp với chất tẩy rửa có độ pH trung tính (nước tẩy rửa nhà bếp) để rửa sạch nắp đậy và rổ lọc rác inox.※Có thể sử dụng bàn chải đánh răng cũ để làm sạch rổ lọc rác inox.
      2. Cuối cùng, rửa sạch chậu rửa với nước để không còn lưu lại chất tẩy rửa.

      YOSHIMOTO hy vọng các thông tin trên đây sẽ giúp người dùng yên tâm sử dụng sản phẩm.

      Chia sẻ bài viết

      Tuấn Anh
      About the author

      Tuấn Anh là chuyên gia về các giải pháp nội thất bếp và phòng tắm từ Nhật Bản. Ông hiện đang làm việc tại Nhật Bản và phụ trách mảng kinh doanh quốc tế của tập đoàn Yoshimoto ở Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Hong Kong và các nước khác. Ông tốt nghiệp ngành kỹ sư hóa tại Đại học Bách Khoa TP.HCM và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Doshisha, Nhật Bản. Với kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam, Mỹ và Nhật Bản, Tuấn Anh am hiểu về công nghệ vật liệu, thiết kế, gia công nội thất, cũng như sự khác biệt về văn hóa tiêu dùng giữa các quốc gia.