Tại Việt Nam, chậu rửa mặt bằng sứ được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, Chậu rửa mặt bằng đá nhân tạo chiếm khoảng 64% thị phần, trong khi chậu sứ chỉ chiểm khoảng 18% thị phần (theo thống kê của Hiệp hội bếp và nhà tắm Nhật Bản năm 2022). Hãy cùng tìm hiểu các điểm khác biệt của chậu bằng đá cẩm thạch nhân tạo BMC so với chậu sứ và lý do vì sao các dòng chậu rửa mặt bằng đá nhân tạo lại chiếm thị phần lớn ở Nhật Bản nhé.
Contents
Khả năng chống vỡ vượt trội
Chậu rửa mặt bằng đá cẩm thạch nhân tạo BMC có khả năng chống vỡ gấp nhiều lần so với chậu bằng sứ.
Nếu thả một quả cầu bằng thép, nặng 1kg, ở độ cao 60cm lên tấm vật liệu chậu rửa mặt chỉ dày 6mm sẽ không xảy ra hiện tượng nứt vỡ (theo tiêu chuẩn Nhật Bản JIS). Do đó vật liệu chậu rửa mặt đá cẩm thạch nhân tạo BMC của Yoshimoto có khả năng chống va đập vượt trội so với chậu sứ dù mỏng hơn nhiều (BMC dày chỉ 6mm so với bề dày phổ biến khoảng 10~12mm của chậu sứ). Khả năng chống vỡ vượt trội này ngoài việc hạn chế vấn đề vỡ sản phẩm trong quá trình vận chuyển, thi công và sử dụng, nó đặc biệt có ý nghĩa về mặt thiết kế và kích thước của sản phẩm.
Về mặt thiết kế, các đường viền mỏng, sắc nét sẽ giúp đơn giản hóa, thêm vẻ cá tính và sự sang trọng cho sản phẩm. Tuy nhiên, nếu vật liệu chậu có khả năng chống va đập kém thì những vị trí viền mỏng này rất dễ vỡ và mẻ cạnh. Do chậu rửa mặt bằng vật liệu đá cẩm thạch nhân tạo BMC có khả năng va đập vượt trội, không nứt mẻ nên cho phép tạo nên chậu rửa với những nét thanh mảnh và đầy cá tính.
Ví dụ như đối với vị trí lỗ xả tràn (over-flow), hình dáng, đường cắt thẳng và nét bo góc cong rất mảnh nhưng không bị nứt mẻ. Do đó, lỗ xả tràn của chậu Yoshimoto có nét rất trang nhã, tinh tế góp phần tạo điểm nhấn và vẻ sang trọng cho sản phẩm.
Về kích thước, chậu rửa càng dài thì càng dễ vỡ, nhất là trong trường hợp tích hợp phần chậu và phần mặt đá dài thành một khối. Vì vật liệu đá cẩm thạch nhân tạo BMC có khả năng chống va đập ưu việt nên chúng tôi có nhiều dòng chậu liền khối dài 1900 hoặc thậm chí những chậu có phần lưng cao và gờ sâu phức tạp như chậu DH.
Không sử dụng silicon để chống thấm
Các dòng chậu rửa mặt đơn của Yoshimoto không sử dụng silicon để chống thấm khi lắp đặt lên mặt đá mà chống thấm bằng tape chống thấm chuyên dụng và cố định chắc chắn vào mặt đá bằng kim cụ nhờ đai ốc được tích hợp sẵn trong thân chậu.
Các dòng chậu sứ thông thường sử dụng silicon chống thấm ở vị trí tiếp xúc với mặt đá. Sau một thời gian sử dụng, vị trí silicon này hay bị bám bẩn, vi khuẩn và nấm mốc tích tụ vừa không an toàn cho sức khỏe vừa mất tính thẩm mĩ. Ngoài ra còn có nguy cơ rò rỉ gây thấm nước, ẩm mốc và gây hư hại phần tủ cabinet bên dưới. Để giải quyết vấn đề này, các dòng chậu rửa của Yoshimoto đều không sử dụng silicon chống thấm khi lắp đặt mà sử dụng tape chống thấm bằng vật liệu hút ẩm chuyên dụng. Lớp tape chống thấm này được ép chặt giữa phần rãnh được tính hợp trong thân chậu và mặt đá qua bộ kim cụ riêng nên rất chắc chắn. Trước khi đưa ra thị trường chậu được test chống thấm, rò rỉ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản.
Bề mặt bóng mờ hiện đại
Bề mặt bóng mờ thay vì bóng loáng đã trở thành xu hướng thịnh hành không chỉ ở Nhật Bản, châu Âu mà còn ở khắp nơi trên thế giới. Bề mặt bóng loáng với độ phản quang cao thường mang lại cảm giác thấp cấp, ngược lại bề mặt bóng mờ mang đến sự sang trọng, tính tế và trang nhã cho chậu rửa mặt. Bề mặt các dòng chậu rửa mặt của Yoshimoto có độ bóng mờ hiện đại nhờ công nghệ vật liệu và công nghệ xử lý bề mặt hiện đại của Nhật Bản.
Dễ bảo dưỡng
Khác với chậu sứ khi bề mặt bị trầy sước thì không sửa chữa được, bề mặt các dòng chậu rửa mặt của Yoshimoto có thể được bảo dưỡng dễ dàng khi có vết trầy xước xảy ra. Tùy vào mức độ xước mà có nhiều phương pháp bảo dưỡng bề mặt khác nhau. Bạn có thể liên hệ đến nơi mua hàng để được tư vấn cụ thể tùy theo trường hợp.
Vật liệu đá cẩm thạch nhân tạo là gì?
BMC (Bulk Molding Compound) là một loại vật liệu dùng để ép tạo hình các sản phẩm khác nhau. Nguyên liệu đầu vào chủ yếu là các polymer chuyên dụng để tạo ma trận vật liệu, khoáng tự nhiên và sợi thủy tinh gia cường được khuấy trộn theo quy trình công nghệ của YOSHIMOTO. Sau đó, vật liệu sẽ được ép ở nhiệt độ và áp suất cao để tạo ra các sản phẩm với hình dáng và kích thước khác nhau. Đặc tính nổi bật của BMC là khả năng tùy chỉnh công thức để đáp ứng yêu cầu về khả năng tạo hình và tính năng cần thiết của vật liệu cho từng ứng dụng cụ thể. |
Đá cẩm thạch nhân tạo là vật liệu được sử dụng rộng rãi nhất cho mặt bếp, chậu rửa mặt và các loại kệ nội thất khác tại Nhật Bản trong nhiều năm qua. Tuy có nhiều loại đá cẩm thạch nhân tạo trên thị trường nhưng tính chất vật liệu rất khác nhau tùy thuộc vào “nguyên liệu đầu vào”, “quy trình sản xuất” và “phương pháp tạo hình sản phẩm”.
Đá cẩm thạch nhân tạo BMC là vật liệu được tin dùng nhiều nhất đã được YOSHIMOTO nghiên cứu, sản xuất và phát triển lên quy mô công nghiệp từ khoảng 40 năm trước. Sản phẩm được tạo hình ở nhiệt độ và áp suất cao nên tính năng và chất lượng hoàn toàn khác biệt so với các loại đá cẩm thạch nhân tạo khác. Các thành phần vật liệu được liên kết chặt chẽ với nhau, giúp vật liệu có khả năng chịu nhiệt, chống va đập, chống bám bẩn…vượt trội. Do đó, đá cẩm thạch nhân tạo BMC chiếm được lòng tin của các chủ đầu tư, nhà phát triển bất động sản, công ty bếp hàng đầu tại Nhật Bản.
Trong bối cảnh các chất khử khuẩn có cồn được sử dụng rộng rãi do đại dịch Covid-19, đá cẩm thạch nhân tạo BMC càng cho thấy khả năng kháng hóa chất ưu việt khi không dễ dàng bị ăn mòn, đổi màu hay biến chất, như các loại đá nhân tạo khác, do đó được sử dụng ngày càng nhiều trong các công trình công cộng và khách sạn lớn.